Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên – vầng trăng khuyết tuyệt đẹp giữa lòng Phố Hiến
Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến Hưng Yên, thì không thể không ghé đến hồ Bán Nguyệt. Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên xưa nay là thắng cảnh thu hút khách du lịch. Bất cứ ai đến nơi đây đều mang trong mình ấn tượng sâu đậm về phong cảnh hữu tình, không gian thoáng đãng, cùng các lễ hội được tổ chức hàng năm.
Vẻ đẹp của hồ Bán Nguyệt Hưng Yên cũng được thể hiện một cách chân thật và sống động trong từng lời văn, câu thơ qua bao tác phẩm văn học nghệ thuật tài hoa. Đến với hồ Bán Nguyệt Hưng Yên, du khách sẽ được vùng vẫy trong bầu không khí yên bình, trong lành, ghi lại những khuôn hình ấn tượng và đọng lại những cung bậc cảm xúc khó quên.
Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên – điểm đến đặc biệt
![]() |
Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên – nơi nổi tiếng với truyền thống văn hóa đặc sắc |
Trong đó, những di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với Phố Hiến Hưng Yên không thể không nhắc tới như: chùa Chuông, Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu,…
Hồ Bán Nguyệt ở đâu?
Hồ Bán Nguyệt được coi là trái tim của Hưng Yên, là danh thắng nổi tiếng bậc nhất ở Hưng Yên. Cái tên ấy đã phần nào hình dung ra được hình dáng của hồ, giống như một vầng trăng khuyết thật đẹp.Hồ Bán Nguyệt làm xao động lòng người bởi khung cảnh tráng lệ
Trong khu đô thị sầm uất, hồ Bán Nguyệt như một vầng trăng khuyết đẹp lộng lẫy, với từng dòng nước trôi yên ả, không gian tĩnh lặng nằm giữa lòng Phố Hiến đã tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hồ Bán Nguyệt là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần gian. Dù hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm vẫn đầy ắp nước trong vắt. Một bên là phố phường tấp nập, đông người qua lại. Một bên là con đê sông Hồng chạy dài đến bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, những hàng cây ven hồ cũng soi mình dưới mặt hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh.Đến với hồ Bán Nguyệt là đến với các lễ hội truyền thống đặc sắc
Hồ Bán Nguyệt là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, lịch sử hàng năm. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa Đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để chèo thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách Mạng Tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại nét đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh. Ngày nay, các lễ hội như: lễ hội Đền Mẫu, Đền Trần, cùng các lễ hội dân gian Phố Hiến,… và các hoạt động lớn như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa vào dịp tết, tổ chức các cuộc thi bơi, đua thuyền,… Tất cả đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, đều được giữ gìn và duy trì cho đến ngày nay.![]() |
Hát quan họ trên hồ Bán Nguyệt |

Hình ảnh của hồ Bán Nguyệt được hiện rõ qua những vần thơ
Hay thơ của Nguyễn Khắc Hào, tác giả cũng vẽ lên một bức họa hồ Bán Nguyệt đầy trữ tình, thả vào đó những nỗi nhớ nhung và khắc khoải, hy vọng một ngày được trở lại nơi thanh bình ấy:
Hồ Bán Nguyệt trong bài thơ của Lương Sơn lại xuất hiện một cô thiếu nữ làm khung cảnh trở nên lãng mạn và thơ mộng hơn bao giờ hết:
(Nguồn: Hương tóc (thơ), Lương Sơn, NXB Hội nhà văn, 2010)
Qua mỗi câu thơ được viết dưới ngòi bút của mỗi tác giả, là mỗi hình ảnh và cảm xúc khác nhau về hồ Bán Nguyệt. Đọc những câu thơ ấy, chúng ta nhận thấy rằng: một khi đã đến nơi đây, ai ai cũng mang trong mình những cảm xúc, nỗi niềm riêng. Xa rồi lại cảm thấy nhớ, thấy thương, luyến tiếc mãi không muốn rời đi.
Dạo hồ Bán Nguyệt qua những khung ảnh rực rỡ
![]() |
Hồ Bán Nguyệt |
Hồ Bán Nguyệt nổi tiếng với 2 di tích lịch sử
Thăm đền Mẫu – chốn linh thiêng nơi Phố Hiến
![]() |
Đền Mẫu Hưng Yên – chốn linh thiêng nơi Phố Hiến, Hưng Yên |
Đôi nét về lịch sử Đền Mẫu
Đền Mẫu nằm trên vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ Bán Nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền Mẫu thờ Dương Quý Phi, tức Dương Thiên Hậu, hoàng hậu của vua Tống Đế Bính ở Trung Hoa.Trong lúc bị giặc Nguyên truy đuổi, vua Tống cùng một số phi tần nhảy xuống biển từ trầm. Xác của Dương Quý Phi dạt vào cửa sông thuộc khu vực Phố Hiến, và được người dân làng chài chôn cất tử tế rồi lập miếu thờ.
Nội hầu triều Tống là thái giám họ Du lưu lạc sang đây, tích cực tu bổ miếu, đồng thời lập làng Hoa Dương, nên tên gọi Hoa Dương Linh Từ cũng xuất phát từ đó.
Kiến trúc Đền Mẫu
Đi qua tòa tiền tế là tới Hậu cung, nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi với gương mặt diễm lệ, phúc hậu cùng với hai người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ thế kỷ XVII – XVIII. Tất cả đều được sơn son thép vàng. Gian thờ dưới ánh sáng mờ ảo của điện nến, làn khói tỏa hương thơm, khi đến đây chiêm bái du khách có thể cảm nhận bầu không khí linh thiêng của chốn thâm cung.
Ngoài ra, Đền vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý báu như long sàng, long kỷ có niên đại thế kỷ XVIII – XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, ca ngợi tấm gương trung tiết của Dương Quý Phi.
Lễ hội Đền Mẫu
![]() |
Các lễ hội cũng được tổ chức hàng năm ở Đền Mẫu |
Viếng Đền Trần – vị đức thánh cha của dân tộc
Đền Trần Hưng Yên là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn), thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đền nằm trong Quần thể di tích Phố Hiến và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1992. Đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách thập phương ghé đến.![]() |
Đền Trần Hưng Yên – nơi thờ vị đức thánh cha của dân tộc Việt Nam |
Lịch sử
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đóng quân tại đây, tận dụng lợi thế ngã ba sông để đánh giặc, làm nên ba lần đại thắng vang dội. Đặc biệt là chiến thắng lững lẫy trên sông Bạch Đằng vào năm 1288.Về sau, để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã lập đền để tưởng nhớ. Vào năm Tự Đức thứ 16 (1863), Đền Trần được khởi dựng và hoàn tất vào Tự Đức thứ 22 (1869). Đến đời vua Thành Thái (1903), Đền được trùng tu và có kiến trúc như ngày nay.
Kiến trúc Đền Trần
Tòa trung từ cũng gồm 5 gian, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng bén, không có hoa văn. Phía tiếp giáp hậu cung treo bức đại tự: “Công đức như Thiên” (Công đức của Thánh rộng lớn như trời).
Giáp với trung từ là ba gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và toàn bộ gia thất của ông. Hiện nay, Đền vẫn còn lưu giữ lại nhiều cổ vật có giá trị, trong đó có 8 sắc phong, 5 bia đá và 40 pho tượng,…
Lễ hồi Đền Trần
Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: 8/3 (Kỷ niệm chiến thắng trên sông Bạch Đằng) và 20/8 (Kỷ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo) âm lịch hàng năm. Trong các ngày hội sẽ diễn ra tế lễ, rước kiệu du hành, tổ chức thi nấu bánh chưng, bánh dày,… Thu hút đông đảo du khách thập phương và người dân trong vùng tham dự, chiêm bái.Cảm xúc đọng lại qua chuyến đi hồ Bán Nguyệt Hưng Yên
Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên rất phù hợp với những người yêu thiên nhiên, thích bầu không khí trong lành, đặc biệt là thích sự yên tĩnh. Là nơi du lịch lý tưởng, giúp du khách có thể lấy lại sự cân bằng, giải tỏa căng thẳng, muộn phiền.Được ngắm cảnh hồ trong xanh, dòng chảy êm ả, hưởng thụ cơn gió nhè nhẹ lướt qua trên mặt hồ, qua những tán cây tạo ra những âm thanh dễ chịu – âm thanh của thiên nhiên. Lắng đọng với các di tích lịch sử còn mãi theo thời gian, cùng những lời cầu chúc may mắn. Đặc biệt là được tham dự các lễ hội đậm chất văn hóa truyền thống. Chắc chắn sau chuyến đi hồ Bán Nguyệt Hưng Yên này sẽ mang lại cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc, sự lưu luyến trước vẻ đẹp lộng lẫy và cảm giác yên bình đến lạ, cùng những kỷ niệm khó phai khi đến nơi đây.