• Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0

Fidel Castro – nhà Cách mạng kiệt xuất của thế giới

“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” – Câu nói ấy đã in sâu vào khối óc, trái tim của bao thế hệ người Việt về một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Cuba, một người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam.

Fidel Castro (13/08/1926 - 25/11/2016)

Cuộc đời của một vĩ nhân

Trong gia đình có 7 người con tại thị trấn Birán, miền đông Cuba, Fidel Castro – người con thứ 3 chào đời ngày 13/08/1926. Bố của Fidel là ông Ángle, một người gốc Tây Ban Nha sang Cuba lập nghiệp. Cha mẹ ông là chủ đồn điền trồng mía giàu có. “Nhờ cần cù làm thuê và tích góp, bố tôi đã sở hữu điền trang này” – người anh trai của FidelMartin chia sẻ. Ngay từ nhỏ, Fidel đã sống chân chất, ông học thuộc lòng những cuốn tiểu thuyết về những chính trị gia lừng lẫy. Thành tích của Fidel tại trường cũng vô cùng ấn tượng. Em gái của ông – bà Juanita Castro kể về ông: “Anh ấy học rất giỏi toán, luôn là một học sinh xuất sắc, nghiêm túc và ham học. Anh ấy cũng là kiện tướng bóng rổ, bóng chày của trường và còn đam mê leo núi mạo hiểm”. Năm 21 tuổi, Fidel Castrotrở thành lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Cuba, sang Cộng hòa Dominica chiến đấu chống lại chế độ độc tài.


Chân dung Fidel Castro

Trong suốt thời gian học đại học, ông tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952 sau đó trở thành đảng viên Đảng Chính thống và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn người bị ám sát và nhân dân bị sống dưới sự đàn áp.


Fidel Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 chiến sĩ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các đồng chí của mình tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Fidel bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.

 

Fidel bị bắt sau khi lãnh đạo một cuộc tấn công vào doanh trại Moncada

Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Fidel Castro.Ông sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai mươi sáu tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City.

Nhóm 26/07

Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai mươi sáu tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên chiếc thuyền Granma dài 18 mét. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che GuevaraCamiloCienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista đào ngũ và đầu hàng rất nhiều. Fidel đã nói rằng: “Tôi đã bắt đầu Cách mạng khi chỉ có 82 người theo mình, quan trọng là phải tin tưởng và có một kế hoạch mạch lạc. Đất nước của chúng tôi đúng là thiên đường theo đúng ý nghĩa tinh thần của từ này. Tôi đã nhiều lần nói, thà chết trong thiên đường chứ không cần sống sót trong địa ngục. Cách mạng không phải là một cái giường trải đầy hoa hồng, đó là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa quá khứ và tương lai”.

Phe kháng chiến dành chiến thắng

Ngày 1 tháng 1 năm 1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cuba, Batista chạy trốn khỏi Cuba. Fidel lên làm Chủ tịch nước.

Từ những sự kiện suốt cuộc đời hoạt động chính trị của Fidel Castro, ta thấy rằng ông đã đấu tranh không ngừng nghỉ vì lợi ích của nhân dân, dũng cảm vững vàng chiến đấu trước vô vàn khó khăn, đàn áp từ Batista

Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba, Fidel Castro luôn duy trì được quyền lực và sự tín nhiệm tuyệt đối. Bất chấp những khó khăn về kinh tế những năm 1990, ông từ chối đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, một con đường mà các nước thuộc Liên Xô cũ đã chọn.

 

Người chiến sĩ quốc tế hào sảng

Fidel Castro - Người bạn lớn của các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập tự do. Ông là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi vươn tới tự do và hạnh phúc, Fidel Castroluôn coi những vấn đề của các nước anh em, bạn bè như như những vấn đề của chính đất nước mình, luôn sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước một cách hào hiệp và vô tư nhất.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro gặp gỡ với cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại văn phòng của Mandela ở Johannesburg, ngày 2/9/2001. (Ảnh Yoav Lemmer/AFP/Getty Images)

Từ đầu những năm 1960, Fidel dành toàn bộ tâm huyết, nguồn lực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Algeria chống thực dân Pháp. Những năm sau đó, Cuba hết lòng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên khắp lục địa như Mozambique, Nambia, Cộng hòa Dân chủ Công, Guinea Bissau, Angola và nhiều quốc gia châu Phi khác giải phóng dân tộc, giành lại độc lập. Đặc biệt, Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.

Người bạn thân thiết của dân tộc Việt

Đối với Việt Nam, Fidel là một người bạn lớn của dân tộc, ông từng sang thăm nước ta nhiều lần, ngay cả khi Việt Nam đang trong chiến sự. Có rất nhiều kỷ niệm mà Fidel Castro để lại trong những lần sang đất Việt, thế nhưng đặc biệt nhất, có lẽ là chuyến thăm năm 1973 tại Quảng Trị. Nhiều người kể lại rằng trên đường từ Đồng Hới vào Quảng Trị, Fidel bỗng nhiên đề nghị cho dừng xe vì nhìn thấy một người bị thương đang được cáng đi ở bên lề đường. Khi biết đó là 1 nữ thanh niên xung phong tên Hương, bị thương do bom bi nổ thì ông đã bật khóc và ôm cô lên xe, đưa về bệnh viện ở Vĩnh Linh ở cấp cứu. Khi bệnh viện hết máu dự trữ, ông còn điều động xe ra Quảng Bình mang máu về bệnh viện Vĩnh Linh, thậm chí còn xin dùng máy bay chở về Hà Nội để chăm sóc y tế. Sau gần 1 tháng chữa trị, nữ thanh niên xung phong được mời lên ủy ban xã để nhận quà của Fidel gửi từ Cuba sang bao gồm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và tấm danh thiếp của ông. Từ đó về sau, khi có phái đoàn Cuba sang thăm Việt Nam, Fidelđều gửi quà cho cô.

Đồng chí Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại cuộc mít tinh của nhân dân Quảng Trị chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba

Các thế hệ người Việt Nam từ lâu đã từng nghe câu nói hào sảng của Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Câu nói nổi tiếng ấy xuất phát từ lòng yêu mến, sự khâm phục của người đại diện cho hơn 10 triệu trái tim sục sôi khí thế cách mạng của nhân dân Cuba trước tinh thần quả cảm của dân tộc Việt Nam chiến đấu vì độc lập và tự do của Tổ quốc.

Đồng chí Fidel Castro phất cao Lá cờ Bách chiến, Bách thắng lấp lánh Huân chương của đoàn Khe Sanh, Quân giải phóng Trị Thiên- Huế

Trong chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Việt Nam vào tháng 9-1973, Fidel đã trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến, quý trọng nồng hậu nhất, sự ủng hộ hoàn toàn, triệt để, mạnh mẽ nhất đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta cũng như hết lời ca ngợi ý nghĩa quốc tế to lớn của tấm gương, bài học Việt Nam mà ông đã luôn luôn bày tỏ trước đó mỗi khi có cơ hội.

Trong chuyến thăm hữu nghị ấy, Fidel đã trở thành vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất hiên ngang sải bước trên con đường mới được giải phóng ở Quảng Trị và phất cao lá cờ bách chiến bách thắng của Quân giải phóng miền Nam tại cuộc mít tinh ở căn cứ 241 gần Dốc Miếu, Đông Hà.

Đồng chí Fidel Castro gặp gỡ các chiến sĩ trong đoàn Khe Sanh Quân giải phóng Trị Thiên- Huế

Fidel Castro là một trong số ít nhà lãnh đạo quốc gia đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Fidel Castroxứng đáng là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nửa cuối thế kỷ XX.

Chính trị học –Nhóm 6 

Tin liên quan